🌼THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN🌼

Đăng ngày 27/01/2022
Chế độ ăn uống luôn là điều kiện tiên quyết để trẻ phát triển toàn diện. Việc nắm rõ tháp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học sẽ hỗ trợ trong việc giúp các mẹ lên kế hoạch bổ sung thực phẩm cho trẻ trong độ tuổi này đúng cách.
🌟🌟🌟🌟
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'MUỐI (ăn hạn Dư°ới 4g Trung bình cho trẻ trong ngày DẦU MỠ 5-6 đơn ăn THỊT THUỲ SẢN, TRỨNG VÀ HAT GIÀU ĐẠM 4-6 đơn ăn ĐƯỜNG/ĐÓ NGỌT (ăn ít) DÆ°ới 15g RAU LÁ, RAU CỦ QUÁ 2-3 đơn ăn SỮA VÀ CHẾ PHẨM SỮA 4-6 đơn NGŨ CỐC, KHOAI CỦ SẢN PHẨM CHẾ BIỂN -----------***** 8-13 đơn jăn TRÁI CÂY/ QUẢ CHÍN 1,5-2,5 đơn vịăn HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC 60 PHÚT/ NGÀY น UỐNG ĐỦ NƯỚC HẰNG NGÀY'
1. GIỚI THIỆU VỀ THÁP DINH DƯỠNG
Tháp dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này bao gồm 6 tầng, được xếp theo mô hình kim tự tháp với phần đáy rộng ở dưới và hẹp dần khi lên đến đỉnh. Mỗi tầng tháp sẽ tương đương với một nhóm thực phẩm, thứ tự sắp xếp của các tầng thể hiện nhu cầu của trẻ đối với các nhóm thực phẩm ấy, tương đương với các tầng có diện tích rộng nhất chính là những thực phẩm trẻ cần tiêu thụ nhiều, và ngược lại.
Mô hình tháp dinh dưỡng cho trẻ 6-11 tuổi từ dưới lên:
❗️Ngũ cốc, khoai củ, gạo và các chế phẩm từ gạo
❗️Trái cây và rau củ quả
❗️Thịt, hải sản, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa
❗️Dầu mỡ
❗️Đường, đồ ngọt
❗️Muối
2. CHẾ ĐỘ ĂN THEO THÁP DINH DƯỠNG
Trẻ ở độ tuổi này không chỉ tập trung phát triển thể chất mà đồng thời đòi hỏi sự hoạt động của não bộ cho việc học tập. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cũng cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo và chất xơ (vitamin và khoáng chất).
🔸Tinh bột: Trẻ ở độ tuổi 6-11 tuổi cần nạp một lượng lớn tinh bột nhằm tạo năng lượng để hoạt động. Hàm lượng tinh bột là chất cần được ưu tiên hàng đầu, và bổ sung đầy đủ trong các bữa ăn. Các thực phẩm cung cấp tinh bột như: cơm, bánh mì, phở, hủ tíu…, ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm khoai, sắn, bắp, ngũ cốc.
🔸Chất xơ (vitamin và khoáng chất): Có rất nhiều nguồn thực phẩm đa dạng để cung cấp chất xơ cho trẻ, bao gồm các loại rau củ và trái cây như: cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ (vitamin A), cam, chanh, bưởi (vitamin C), bông cải, rau bina, cải xoăn (chất sắt)…
🔸Chất đạm: là một thành phần không thể thiếu trong việc cung cấp năng lượng, xây dựng và tái tạo tất cả các mô cơ thể, protein còn tham gia vào các hoạt động điều hòa chuyển hóa và tiêu hóa trong cơ thể. Các bữa ăn của trẻ cần có mặt đầy đủ sự hiện hiện của nhóm thực phẩm này như: thịt, cá, trứng, tôm, cua… Các mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm sữa, hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa trong các bữa xế. Ngoài ra, nên bổ sung các nguồn đạm thực vật như các loại đậu và hạt.
🔸Chất béo: đây cũng là một chất không thể thiếu cho quá trình hoạt động bình thường của cơ thể, ngoài ra chất béo còn hỗ trợ giúp hấp thu các vitamin và tăng cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, theo như tháp dinh dưỡng, chỉ nên bổ sung lượng chất béo vừa phải cho trẻ trong độ tuổi này và cần hạn chế sử dụng chất béo bão hoà.
Hiểu rõ được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc nuôi dưỡng giúp trẻ thông minh khoẻ mạnh hơn. Chính vì vậy đừng ngại bớt chút thời gian nghiên cứu để có được kế hoạch chăm sóc trẻ tốt nhất nhé ❤
———
🌱🌱🌱
🏬 Công ty CPTM Smilekids Việt Nam
📍 Địa chỉ: 314 Minh Khai – Hà Nội
☎ Liên hệ: 0985 939 885
Số điện thoại
0985.939.885