Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp với trẻ bị suy dinh dưỡng

Đăng ngày 09/08/2020
Đa phần trẻ bị suy dinh dưỡng trước 5 tuổi, nhưng do cha mẹ không để ý hoặc thiếu kiến thức về bệnh lý này nên không phát sớm để có biện pháp xử trí kịp thời. Đến khi 5 tuổi, thấy trẻ gầy gò, thấp bé, nhẹ cân hơn trẻ đồng trang lứa mới phát hiện con bị suy dinh dưỡng. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không đó là:
 
– Cân nặng và chiều cao 2 – 3 tháng không tăng
 
– Trẻ biếng ăn
 
– Hay ốm vặt
 
– Luôn mệt mỏi
 
– Niêm mạc mắt nhợt nhạt
 
– Hay cáu kỉnh
 
– Bắp thịt tay chân mềm nhão
 
– Ít vui chơi, kém linh hoạt
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
 
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng đa phần vẫn phải tuân theo các nguyên tắc chung khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng:
 
– Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày.
 
– Tăng dầu mỡ: Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, khẩu phần ăn cho trẻ nên có các món ăn xào, chiên hoặc thêm một chút dầu vào thức ăn.
 
– Tăng số lượng bữa ăn: Với trẻ bị suy dinh dưỡng, bạn nên tăng số lượng bữa ăn cho trẻ, thay vì 3 bữa hãy tăng lên 5 – 6 bữa. Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. Các bữa phụ có thể là sữa chua, chuối, bánh flan, phở, súp,…
 
– Cha mẹ không cho trẻ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh kẹo hoặc uống các nước ngọt có ga trước các bữa ăn, bởi điều này có thể khiến bé không có cảm giác đói khi đến các bữa chính.
 
– Bổ sung thêm sữa: Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm sữa cho trẻ, tối thiểu là 600ml sữa mỗi ngày. Mỗi tối trước khi ngủ 30 phút, bạn có thể cho trẻ uống sữa, điều này sẽ giúp giấc ngủ của bé được sâu và ngon giấc hơn.
 
Ngoài chế độ ăn uống, cha mẹ cũng chú ý nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời vừa để giúp trẻ phát triển tối đa về tầm vóc, kích thích tiêu hóa, cảm giác đói từ đó trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.
Số điện thoại
0985.939.885