8 THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ PHỔ BIẾN TRONG MÙA ĐÔNG TỐT CHO TRẺ BỊ TÁO BÓN

Đăng ngày 06/12/2023

Trẻ em thường lười ăn rau xanh hoặc trái cây hơn người lớn, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn chuyển từ chế độ ăn toàn chất lỏng sang chế độ ăn bao gồm cả thức ăn đặc. Điều này khiến trẻ dễ bị táo bón.

Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ, cha mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày cho con.

Theo các chuyên gia, chất xơ giúp làm phân mềm và chắc hơn nên sẽ dễ thoát ra ngoài. Trẻ em nên ăn khoảng 20g chất xơ mỗi ngày để đảm bảo hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru.

1. Táo
Táo là thực phẩm rất giàu chất xơ, một quả táo vừa còn nguyên vỏ (khoảng 200 gam) chứa 4,8 gam chất xơ. Đặc biệt, táo có chứa chất xơ hoà tan ở dạng chất xơ ăn kiêng gọi là pectin.

Trong ruột, pectin được vi khuẩn lên men nhanh chóng để tạo thành axit béo chuỗi ngắn, có thể kéo nước vào ruột kết, làm mềm phân và giảm thời gian vận chuyển trong ruột.

Ngoài ra, táo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ tổng thể, chẳng hạn: kiểm soát tình trạng viêm nhiễm nhờ quercetin, giàu flavonoid giúp điều chỉnh hệ miễn dịch, thúc đẩy bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng nhờ vitamin C, …

Để giúp hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh, mỗi ngày cha mẹ nên cho con ăn một quả táo.

2. Lê
Lê là một loại trái cây khác giàu chất xơ, với khoảng 5,5 gam chất xơ trong một quả cỡ trung bình (khoảng 178 gam).

Bên cạnh lợi ích về chất xơ, lê còn có hàm lượng đường fructose và sorbitol cao hơn so với các loại trái cây khác.

Fructose và sorbitol là hai chất hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên bằng cách đưa nước vào ruột.

Cha mẹ có thể cho con ăn lê hàng ngày, nên kết hợp thêm với sữa chua để tăng hương vị, giúp trẻ ăn nhiều hơn.

3. Trái cây có múi
Các loại trái cây có múi như cam, bưởi và quýt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Một quả cam (khoảng 154 gam) chứa 3,7 gam chất xơ. Trong khi đó, một quả bưởi (khoảng 308 gam) có tới gần 5 gam chất xơ.

Trái cây có múi cũng rất giàu chất xơ hòa tan pectin, đặc biệt là vỏ. Pectin có thể đẩy nhanh thời gian vận chuyển trong ruột già và giảm táo bón.

Ngoài ra, trái cây họ cam quýt có chứa một loại flavonoid gọi là naringenin, có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón.

Ngoài việc bổ sung lê hoặc táo, cha mẹ có thể lựa chọn thêm trái cây có múi để tăng sự đa dạng trong chế độ ăn uống của con.

4. Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm giúp giảm tình trạng táo bón hiệu quả nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Một củ khoai lang vừa (khoảng 150 gam) chứa 3,6 gam chất xơ.

Khoai lang chứa cả chất xơ không hòa tan ở dạng cellulose và lignin – có thể hỗ trợ nhu động ruột bằng cách bổ sung khối lượng và trọng lượng cho phân và chất xơ hoà tan pectin – chất làm mềm phân và giảm thời gian vận chuyển trong ruột.

Khoai lang có thể được chế biến thành nhiều món như luộc, hấp, nướng, … nhưng không nên ăn khoai lang chiên, lượng dầu mỡ nhiều sẽ khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.

5. Các loại đậu
Một số loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng là một trong những nhóm thực phẩm giàu chất xơ.

Các loại đậu chứa cả chất xơ không hòa tan và hòa tan. Điều này có nghĩa là chúng có thể làm giảm táo bón bằng cách tăng khối lượng và trọng lượng cho phân, cũng như làm mềm chúng để dễ dàng đi ra ngoài.

Hãy cố gắng giúp trẻ ăn nhiều đậu hơn bằng cách cho đậu vào những món con thích ăn hoặc thái nhỏ trộn với cơm.

6. Rau bina và các loại rau xanh khác
Các loại rau xanh như rau bina, bắp cải và bông cải xanh không chỉ giàu chất xơ mà còn là nguồn cung cấp folate và vitamin C và K tuyệt vời, hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

Những loại rau xanh này giúp bổ sung khối lượng và trọng lượng cho phân, khiến chúng dễ dàng đi qua ruột hơn.

7. Hạt chia
Chỉ với 28g hạt chia chứa tới 9,8 gam chất xơ. Chất xơ trong hạt chia bao gồm 85% chất xơ không hòa tan và 15% chất xơ hòa tan.

Hơn nữa, khi hạt chia tiếp xúc với nước, nó sẽ tạo thành một loại gel có thể giúp làm mềm phân và giúp chúng đi ngoài dễ dàng hơn.

Ngoài ra, hạt chia có thể hấp thụ lượng nước gấp 12 lần trọng lượng của chính nó, điều này có thể giúp bổ sung khối lượng và trọng lượng cho phân.Hạt chia có thể cho và nhiều món ăn và không cần chế biến cầu kỳ. Bạn chỉ cần cho hạt chia vào sữa chua, yến sào, sinh tố, … rồi khuấy đều là có thể thưởng thức.

Lưu ý, không nên ăn hạt chia khô vì gây tình trạng khó nuốt, hạt chia có thể mắc ở thực quản và gây tắc nghẽn, khó thở và gây nguy hiểm cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ không nên cho trẻ ăn nhiều hạt chia cùng lúc vì có thể khiến bé bị sặc, khó nuốt, mỗi lần chỉ nên cho một thìa nhỏ. Đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn hạt chia, mẹ có thể ăn hạt chia để bổ sung dưỡng chất qua sữa cho con.

8. Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Cha mẹ có thể làm bánh, súp, cháo hoặc sữa yến mạch cho trẻ.

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ, cha mẹ nên hạn chế một số thực phẩm sau để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ: đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng, phô mai, kẹo ngọt, trái cây xanh có vị chát, …

Có thể nói, một chế độ ăn uống giàu chất xơ giúp bổ sung khối lượng và trọng lượng cho phân, làm mềm chúng và kích thích nhu động ruột, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài chế độ ăn, cha mẹ nên bổ sung nhiều nước cho con, rèn luyện thói quen cho con đi đại tiện vào buổi sáng – lúc này đại tràng được kích thích tốt hơn để hạn chế tình trạng con bị táo bón.

Nếu trẻ bị táo bón thường xuyên, dù đã thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập nhưng không cải thiện, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn.

Số điện thoại
0985.939.885