9 THỰC PHẨM TỐT CHO TRÍ NÃO CỦA TRẺ

Đăng ngày 03/11/2023

Những thực phẩm tốt cho não bộ của trẻ:
Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho não bộ của trẻ nổi bật nhờ giàu dinh dưỡng thiết yếu theo Healthline. Cha mẹ có thể thêm các thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ bao gồm bữa chính và bữa phụ.

1. Trứng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của choline đối với chức năng não. Hai quả trứng cung cấp 294 mg choline, đáp ứng 100% nhu cầu choline hàng ngày của trẻ từ 1 – 8 tuổi và hơn 75% nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên từ 9 – 13 tuổi.

Ngoài choline thì trứng cũng giàu vitamin b12, protein và selen. Chế độ ăn bổ sung trứng trong 1000 ngày đầu đời có liên quan tới sự phát triển não bộ và chống lại tổn thương tế bào thần kinh cũng như cải thiện chức năng nhận thức.

Khi kết hợp trứng với các thực phẩm lành mạnh khác, chẳng hạn như các loại đậu, hạt, trái cây đã được chứng minh là có liên quan tới điểm IQ cao hơn so với chế độ ăn những thực phẩm nhiều đường bổ sung như bánh ngọt, kẹo,…

2. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng giàu các hợp chất thực vật gọi là anthocyanin có lợi cho sức khỏe não bộ theo nhiều cách khác nhau như tăng lưu lượng máu tới não có tác dụng chống viêm và thúc đẩy sản xuất tế bào thần kinh mới – điều này có liên quan tới khả năng học tập tập trung và trí nhớ.

Theo Healthline, một nghiên cứu ở 14 trẻ em từ 7 – 10 tuổi uống 200g nước việt quất mỗi ngày có kết quả thực hiện bài kiểm tra trí nhớ tốt hơn đáng kể so với nhóm trẻ không uống. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng việc ăn ít quả mọng và các loại trái cây khác khiến trẻ từ 6 – 8 tuổi có chức năng nhận thức kém hơn.

Một nghiên cứu khác trên 2.432 thanh thiếu niên cả nam và nữ cũng cho thấy ăn nhiều quả mọng có liên quan tới kết quả học tập tốt hơn.

Cách làm sữa chua trái cây berry

3. Hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho chức năng não bao gồm chất béo omega-3, i-ốt và kẽm. Cụ thể, cơ thể cần kẽm để sản xuất và phát triển tế bào thần kinh. Trong khi chất béo omega-3 cần thiết cho việc hoạt động bình thường của chức năng não. I-ốt giúp cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp – có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não.

Nhiều nghiên cứu đã liên kết mối liên hệ giữa chế độ ăn giàu hải sản, trong đó có cá, có liên quan tới chức năng nhận thức, cải thiện kết quả học tập và điểm IQ cao hơn ở trẻ em. Hơn nữa, nồng độ omega-3 trong máu thấp có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng nhận thức ở trẻ.

Tuy nhiên, các loại cá nước sâu có thể chứa lượng lớn thủy ngân và chất ô nhiễm có thể ảnh hưởng tới não bộ và sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn các loại hải sản như cá hồi, cá trích, cá mòi, nghêu, tôm….

4. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như rau bina, cải kale, rau diếp không chỉ giúp chống viêm mạnh mẽ nhờ giàu chất chống oxy hóa mà các loại rau này còn giàu các hợp chất bảo vệ não như folate, flavanoid, carotenoids (luetin và zeaxanthin), vitamin E và vitamin K1. Những hợp chất này có liên quan tới điểm nhận thức cao hơn ở trẻ.

5. Ca cao
Ca cao và các sản phẩm từ ca cao là một trong những nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa flavonoid nhất, bao gồm catechin và epicatechin. Các hợp chất này có đặc tính giúp chống viêm và bảo vệ não bộ hiệu quả cũng như cải thiện hiệu suất học tập có liên quan tới lời nói và trí nhớ.

Chẳng hạn flavonoid trong ca cao giúp tăng lưu lượng máu tới não và cải thiện khả năng xử lý thông tin của thị giác. Chức năng này cũng được đánh giá cao ở người trưởng thành.

6. Trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt được nhiều trẻ em yêu thích nhờ hương vị ngọt ngào. Không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà flavonoid (bao gồm hesperidin và narirutin) trong trái cây họ cam còn giúp cải thiện sức khỏe nhận thức, cụ thể là tăng cường hoạt động thần kinh, thúc đẩy quá trình lưu thông máu tới não.

Vitamin C dồi dào trong trái cây họ cam cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe não bộ của trẻ trong sản xuất chất dẫn truyền thần kinh có liên quan tới sự tập trung, trí nhớ trong học tập và tốc độ ra quyết định.

7. Sữa chua
Cho trẻ ăn một cốc sữa chua không đường vào bữa sáng hoặc bữa nhẹ là một cách tuyệt vời để hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ. Các sản phẩm này cung cấp một lượng i-ốt giúp giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức ở trẻ em. Ngoài ra, sữa chua cũng giàu các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển của não bao gồm protein, kẽm, B12 và selen.

8. Thực phẩm giàu chất sắt
Thiếu sắt là tình trạng sức khỏe tiêu cực có liên quan tới sức khỏe nói chung và sự phát triển nhận thức ở trẻ em nói riêng. Trẻ dưới 7 tuổi được biết là nhóm có nguy cơ thiếu sắt cao nhất.

Để đảm bảo trẻ có đủ sắt, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm như thịt gia cầm, hải sản, thịt đỏ, hải sản, đậu, rau bina,.. vào chế độ ăn hàng ngày một cách đa dạng. Lưu ý, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ cả nguồn sắt heme và non-heme đồng thời kết hợp với vitamin C để tăng cường hấp thu.

9. Các loại hạt
Các loại hạt rất bổ dưỡng và chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như vitamin E, kẽ, folate, sắt và protein cũng như chất xơ. Bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn của trẻ đúng cách có thể cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.

Theo Healthline, chất lượng ăn uống đầy đủ có liên quan tới kết quả học tập và chức năng nhận thức tốt hơn. Cha mẹ có thể dễ dàng bổ sung chúng vào các bữa ăn nhẹ của trẻ.

Điểm mấu chốt để cải thiện và phát triển chức năng não bộ thì ngoài thực phẩm tốt cho trí não cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh kết hợp với các hoạt động thể chất giảm bớt căng thẳng cho trẻ. Liên hệ với bác sĩ để có thêm các tư vấn chuyên sâu hơn nếu trẻ có cơ địa nhạy cảm hay dị ứng thực phẩm.

Số điện thoại
0985.939.885